Quy Định Lắp Đặt Camera Hành Trình trên xe ô tô theo Nghị định 10/2020 và Thông tư 12/2020
29-04-2021
Nghị định 10.2020 của nhà nước vừa ban hành có nhiều lưu ý xung quanh việc bắt buộc lắp camera hành trình cho xe ô tô. Các lái xe, chủ xe kinh doanh vận tải phải nhanh chóng cập nhật quy định lắp camera hành trình và lưu tâm ngay.
Hiện nay, tại Việt Nam pháp luật chưa bắt buộc phải lắp camera hành trình đối với xe ô tô cá nhân.
Còn với xe kinh doanh vận tải (từ 9 chỗ ngồi trở lên) và xe container, đầu kéo được quy định như sau:
Theo khoản 2, điều 13, chương III, nghị định 10/2020/NĐ-CP (Hay còn gọi là nghị định quy định luật lắp camera hành trình)
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu giữ hình ảnh trên xe. (Bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh của camera hành trình được cung cấp cho cơ quan Thanh tra giao thông, cơ quan Công an và cơ quan cấp giấy phép. Bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- a) Tối thiểu là 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km.
- b) Tối thiểu là 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.
Theo khoản 5, điều 34 của Nghị định quy định:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera. Và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ghi, lưu giữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ. (Tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Và truyền về cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Thời gian lưu giữ tối thiểu là 72 giờ gần nhất. Dữ liệu hình ảnh trên camera phải được cung cấp kịp thời, chính xác. Không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền.
Dùng để quản lý và phạt nguội
Nghị định cũng nêu rõ, thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 km và tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly hơn 500 km. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia phân tích: Có ba hành vi là nguyên nhân chính khiến lái xe ô-tô kinh doanh vận tải gây tai nạn giao thông (TNGT), đó là sử dụng điện thoại di động hoặc xem phim; buồn ngủ, mất tập trung do mỏi mệt và lái xe có hành vi bất thường như ăn uống, đùa nghịch. Vì vậy, việc lắp camera trước tiên là giúp chính doanh nghiệp (DN) kiểm soát được lái xe khi điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng giám sát được trong xe có chở quá số người quy định hay không, giải quyết triệt để tình trạng nhồi nhét khách xảy ra thường xuyên như hiện nay. Khi có dữ liệu từ DN gửi về, cơ quan quản lý có thể xử phạt nguội.
Ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, tổng số phương tiện dự kiến phải lắp camera khoảng 170 nghìn xe (100 nghìn xe khách, 70 nghìn xe container và đầu kéo), mỗi xe bình quân lắp hai chiếc. Hiện, Tổng cục ĐBVN đã xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 63 hướng dẫn về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô-tô; quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Chương 3 của dự thảo quy định, hướng dẫn cụ thể về yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt camera trên xe ô-tô; Quy định về cung cấp dữ liệu hình ảnh từ camera; Quy định và hướng dẫn về quản lý, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô-tô.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của Tổng cục ĐBVN, Sở Giao thông vận tải (GTVT), DN vận tải trong đầu tư, xây dựng hệ thống thông tin, quản lý, nâng cấp, bảo trì trang thiết bị phần cứng, phần mềm, đường truyền dữ liệu hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin để tiếp nhận, lưu trữ và khai thác sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe. Hiện, dự thảo Thông tư đang được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ GTVT để các doanh nghiệp đóng góp ý kiến trước khi ban hành.
Do đó căn cứ theo quy định gắn camera hành trình này thì có thể hiểu rằng. Nghị định 10/2020/NĐ-CP (tức là luật lắp camera hành trình). Chỉ bắt buộc lắp với các xe kinh doanh vận tải. Và các camera hành trình giám sát này sẽ chụp hình và gửi về tổng cục đường bộ giống như dữ liệu giám sát hành trình.
Như vậy đối với các xe kinh doanh vận tải, xe bắt buộc đi đăng kiểm, cấp phù hiệu. Ngoài việc bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình (định vị hợp chuẩn hay còn gọi là hộp đen ô tô). Tháng 7/2021 tới đây còn phải cần lắp thêm thiết bị camera hành trình xe nữa.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và lắp đặt camera phù hợp với nghị định 10 của Chính Phủ
Các bài viết khác
- Chủ Xe Phải Chú Ý Những Điều Này Khi Lắp Đặt Camera Theo Nghị Định 10/2020 của Chính Phủ (29.04.2021)
- THÊM TÍNH NĂNG ĐÈN NHÁY VÀ CÒI BÁO ĐỘNG CHO DÒNG SẢN PHẨM CAMERA COLORVU (01.02.2021)
- GIỚI THIỆU CAMERA DS-2CD2T45G0P-I (01.02.2021)
- NÂNG CẤP DÒNG SẢN PHẨM D0T/H0T (27.01.2021)
- CÔNG NGHỆ CHỐNG ĐỘT NHẬP ACUSENSE THẾ HỆ MỚI CỦA HIKVISION CÓ GÌ? (27.01.2021)
- Camera đem lại an toàn, nhưng cũng dễ phản chủ (25.03.2020)
- Lắp camera tại nhà: Những sai lầm chết người (25.03.2020)